Diễn đàn sinh viên kinh tế

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn sinh viên kinh tế

Nơi các bạn sinh viên trường Kinh Tế TPHCM cùng giao lưu giải trí.


+2
ndt2605
bUbBlY !
6 posters

    Áp dụng PL tương tự

    bUbBlY !
    bUbBlY !
    Siêu Sao Toàn Vũ Trụ
    Siêu Sao Toàn Vũ Trụ


    Nữ

    Tổng số bài gửi : 6
    Tài Khoản : 11000
    Đến từ : Việt Nam đất nước con người ^_^

    Áp dụng PL tương tự Empty Áp dụng PL tương tự

    Bài gửi by bUbBlY ! Sun Nov 29, 2009 10:24 pm

    Cái nì là tui tìm trên mạng nha:
    Áp dụng tập quán và áp dụng PL tương tự
    Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ đa dạng, phức tạp về nhiều phương diện: chủ thể, khách thể, nội dung; hơn nữa, những quan hệ này không ngừng phát triển cùng với sự phát triển của xã hội nói chung và khoa học kĩ thuật nói riêng. Vì vậy, khi ban hành các văn bản pháp luật, nhà lập pháp không dự liệu hết được các quan hệ xã hội cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật. Việc này tạo lỗ hổng trong pháp luật dân sự. Hơn nữa, các quy định của pháp luật tồn tại ở dạng tĩnh tương đối (chỉ thay đổi khi bị sửa đổi) nhưng các quan hệ xã hội lại biến đổi không ngừng. Bởi vậy, sẽ tồn tại những trường hợp không có quy phạm pháp luật điều chỉnh một quan hệ xã hội đang tồn tại (như không có các quy định về thu mua, về hụi, họ...). Để khắc phục hiện tượng này nhằm để các quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật, BLDS đưa ra nguyên tắc áp dụng áp dụng tập quán, tương tự pháp luật (Điều 3 BLDS).
    Áp dụng tập quán là sử dụng các xử sự được cộng đồng địa phương, dân tộc thừa nhận như là chuẩn mực ứng xử đối với các thành viên trong cộng đồng dân tộc, địa phương đó (như việc áp dụng các đơn vị đo lường giạ lúa; chục ở miền Nam; chia thịt thú rừng ở các vùng dân tộc...).
    Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật là dùng những quy phạm pháp luật đang có hiệu lực đối với những quan hệ tương tự như quan hệ cần xử lí để điều chỉnh quan hệ cần xử lí đó nhưng không có quy phạm trực tiếp điều chỉnh quan hệ đó (như dùng quan hệ vay để xử lí quan hệ hụi họ hay dùng các quan hệ về dịch vụ để điều chỉnh quan hệ đổi công cho nhau....).
    - Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật có thể được thể hiện dưới dạng:
    + Có quan hệ A thuộc lĩnh vực luật dân sự điều chỉnh nhưng không có quy phạm A;
    + Có quan hệ B, có quy phạm B trực tiếp điều chỉnh, quan hệ B tương tự như A thuộc lĩnh vực do luật dân sự điều chỉnh. Trong trường hợp này có thể dùng quy phạm B để điều chỉnh quan hệ A.

    Nếu không có các quy phạm tương tự, không xác định được các quy phạm cần áp dụng mà phải dùng những nguyên tắc chung của pháp luật để giải quyết thì việc áp dụng đó là áp dụng tương tự pháp luật.
    Trong một số trường hợp đối tượng đang xem xét thuộc phạm vi điều chỉnh của nhiều ngành luật và mỗi ngành luật điều chỉnh một giác độ khác nhau, ví dụ tranh chấp về chuyển quyền sử dụng đất. Để giải quyết tranh chấp này cần phải xem xét những ngàng luật nào điều chỉnh quan hệ trên. Luật dân sự điều chỉnh sự chuyển dịch các quyền của người sử dụng đất, luật đất đai điều chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Trường hợp này sẽ áp dụng quy phạm của nhiều ngành luật để điều chỉnh. Đây là áp dụng pháp luật để giải quyết trang chấp.
    Nhưng việc áp dụng PL tương tự, áp dụng tập quán để giải quyết các tranh chấp dân sự không được trái với các nguyên tắc chung được quy định trong BLDS.
    Tóm lại, việc áp dụng PL tương tự phải có các điều kiện sau:
    - Quan hệ đang tranh chấp thuộc lĩnh vực luật dân sự điều chỉnh;
    - Trong pháp luật dân sự chưa có quy phạm trực tiếp điều chỉnh;
    - Với các quy phạm và chế định hiện có không thể giải quyết được tranh chấp đó;
    - Có tập quán được cộng đồng thừa nhận như chuẩn mực ứng xử trong các trường hợp đó;
    - Hiện có các quy phạm (chế định) khác trong luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tương tự (gần giống các quan hệ cần điều chỉnh).
    Việc áp dụng tập quán, áp dụng PL tương tự nhằm khắc phục những lỗ hổng trong pháp luật dân sự đó là trên thực tế có các quan hệ pháp luật dân sự phát sinh nhưng không có các quy phạm pháp luật điều chỉnh, tuy nhiên, cần phải giải quyết tranh chấp đó, cho nên phải áp dụng tương tự pháp luật. Việc áp dụng này cũng sẽ tạo tiền đề để các nhà lập pháp hoàn thiện và bổ sung hệ thống pháp luật.

    http://www.wincolaw.com.vn/vn/resources/legaldocs/doc/Bo%20Luat%20dan%20su%20(sua%20doi).doc
    Mọi người nên đọc kĩ trước khi làm nha, search trên mạng nên không chắc chắn là đúng !!!


    Được sửa bởi bUbBlY ! ngày Mon Nov 30, 2009 11:06 am; sửa lần 3.
    ndt2605
    ndt2605
    Ngôi Sao Bé Nhỏ
    Ngôi Sao Bé Nhỏ


    Nam

    Gemini

    Tổng số bài gửi : 8
    Tài Khoản : 7008

    Áp dụng PL tương tự Empty Re: Áp dụng PL tương tự

    Bài gửi by ndt2605 Mon Nov 30, 2009 7:31 am

    Thanks lớp trưởng, chịu khó quá :)
    5ữα_♂ng_†®ọÇ
    5ữα_♂ng_†®ọÇ
    Ngôi Sao Bé Nhỏ
    Ngôi Sao Bé Nhỏ


    Nam

    Tổng số bài gửi : 4
    Tài Khoản : 5000
    Đến từ : hell (died)
    Job/hobbies : sell milks

    Áp dụng PL tương tự Empty Re: Áp dụng PL tương tự

    Bài gửi by 5ữα_♂ng_†®ọÇ Mon Nov 30, 2009 8:05 am

    choáng
    bUbBlY !
    bUbBlY !
    Siêu Sao Toàn Vũ Trụ
    Siêu Sao Toàn Vũ Trụ


    Nữ

    Tổng số bài gửi : 6
    Tài Khoản : 11000
    Đến từ : Việt Nam đất nước con người ^_^

    Áp dụng PL tương tự Empty Re: Áp dụng PL tương tự

    Bài gửi by bUbBlY ! Mon Nov 30, 2009 9:29 am

    Tình huống áp dụng tương tự PL về thừa kế:
    - A có con đẻ là B. B có con nuôi là C.
    - B chết 5/2007. A chết 12/2007. Cả A và B đều không để lại di chúc.,

    Nếu căn cứ các quy định về thừa kế trong BLDS 2005 thì chưa đủ kết luận rằng C có được thế vị cha nuôi là B để nhận thừa kế từ ông A hay không.
    Lúc này sẽ áp dụng tương tự PL: sử dụng nguyên tắc được quy định trong Nghị quyết số 02/HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC ngày 19/10/1990 về hướng dẫn Pháp lệnh thừa kế 1990:

    Trích:
    Nguyên văn bởi điểm Đ Mục 4 Nghị quyết 02/HĐTP
    Con nuôi không đương nhiên trở thành cháu của cha, mẹ của người nuôi dưỡng... Do đó, con nuôi không phải là người thừa kế theo pháp luật của cha, mẹ ... của người nuôi.

    Nghị quyết số 02 nói trên là hướng dẫn Pháp lệnh thừa kế 1990. Pháp lệnh này đã chấm dứt hiệu lực thi hành kể từ khi có BLDS 1995 nên NQ 02 cũng không còn hiệu lực. Tuy nhiên, không có văn bản nào mới hơn NQ 02 hướng dẫn về vấn đề này. Do vậy, hoàn toàn có thể áp dụng tương tự PL để sử dụng nguyên tắc trong NQ 02 trong việc giải quyết tình huống đặt ra.
    †VôDanh†
    †VôDanh†
    Ngôi Sao Bé Nhỏ
    Ngôi Sao Bé Nhỏ


    Nam

    Tổng số bài gửi : 18
    Tài Khoản : 23000

    Áp dụng PL tương tự Empty Re: Áp dụng PL tương tự

    Bài gửi by †VôDanh† Mon Nov 30, 2009 1:52 pm

    Good Good Ước Gì...
    Lớp trưởng là rất tốt, còn chờ gì nữa mà 0 chép hả bà con Vậy Nhé
    Trước khi chép Thanks chủ Topic cái đi nha Vui Quá Đi
    by_myside016
    by_myside016
    Ngôi Sao Bé Nhỏ
    Ngôi Sao Bé Nhỏ


    Tổng số bài gửi : 18
    Tài Khoản : 23000
    Đến từ : lovefriends.darkbb.com

    Áp dụng PL tương tự Empty Re: Áp dụng PL tương tự

    Bài gửi by by_myside016 Mon Nov 30, 2009 6:54 pm

    Haizzz... Lẻ Loi
    LionelMessi
    LionelMessi
    Ngôi Sao Bé Nhỏ
    Ngôi Sao Bé Nhỏ


    Tổng số bài gửi : 2
    Tài Khoản : 2000

    Áp dụng PL tương tự Empty Re: Áp dụng PL tương tự

    Bài gửi by LionelMessi Tue Dec 01, 2009 9:51 pm

    OMG OMG, lớp trưởng nhà mìn siêng thế. Anyway, thx you. Her Her Mất Mặt Quá

    Sponsored content


    Áp dụng PL tương tự Empty Re: Áp dụng PL tương tự

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: Fri Apr 19, 2024 8:06 pm